Hoa Sen

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 22/11 thông báo đã đạt thỏa thuận ngừng bắn 4 ngày với Hama xs da nang

【xs da nang】Thỏa thuận với Hamas gây chia rẽ chính trường Israel

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 22/11 thông báo đã đạt thỏa thuận ngừng bắn 4 ngày với Hamas nhằm giải cứu 50 con tin đang bị giam ở Dải Gaza. Tuy nhiên,ỏathuậnvớiHamasgâychiarẽchínhtrườxs da nang thỏa thuận này cũng tạo ra những chia rẽ trong chính quyền của ông, từ giai đoạn thảo luận cho tới bước hình thành.

Theo thỏa thuận, Israel phải phóng thích ít nhất 150 tù nhân người Palestine để đổi lấy 50 con tin, đồng thời không được phép tiến hành các vụ tấn công, bắt bớ trên toàn Dải Gaza trong thời gian ngừng bắn. Các xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo như thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu cũng được phép vào Gaza trong thời gian này.

Xe tăng của Israel gần biên giới Dải Gaza hôm 22/11. Ảnh: Reuters

Xe tăng của Israel gần biên giới Dải Gaza hôm 22/11. Ảnh: Reuters

Dù chính phủ thời chiến của Thủ tướng Netanyahu đã phê chuẩn thỏa thuận, các thành viên có đường lối cứng rắn như Bộ trưởng An ninh Quốc gia Itamar Ben-Gvir vẫn nhấn mạnh lập trường phản đối.

"Hamas muốn lệnh ngừng bắn này hơn bất kỳ điều gì khác", Bộ trưởng Ben-Gvir đăng trên mạng xã hội X, giải thích rằng thời gian ngừng bắn sẽ mang đến khoảng lặng quý giá để Hamas tiếp tế và tái tổ chức lực lượng.

Ông cũng cảnh báo Israel đang lặp lại những sai lầm quá khứ, khi nước này chấp nhận thả hơn 1.000 tù nhân Palestine để đổi lấy binh sĩ Gilad Shalit năm 2011. Trong số những người được thả năm đó có Yahya Sinwar, người sau này trở thành thủ lĩnh Hamas.

Sau khi một thành viên nội các lưu ý rằng điều quan trọng là chính phủ phải phát đi thông điệp đoàn kết, trang tin Ynet của Israel đã dẫn lời Bộ trưởng Ben-Gvir nói: "Nhưng chúng ta không đoàn kết. Quyết định này sẽ gây tổn thất lớn cho chúng ta qua nhiều thế hệ".

Trước khi thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin được thông qua, nội bộ chính quyền Thủ tướng Netanyahu cũng nổ ra tranh cãi gay gắt về những lợi ích hay hậu quả nó có thể mang lại.

Nhóm quan chức do Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant dẫn đầu đã tìm cách trì hoãn lệnh ngừng bắn và thỏa thuận trao đổi con tin vì lo ngại nó sẽ làm chậm đà tấn công của Israel, khiến quốc tế lơ là chú ý khỏi những người còn lại đang bị Hamas bắt.

Nhóm khác, trong đó có David Barnea, lãnh đạo cơ quan tình báo Mossad, người dẫn dắt các cuộc đàm phán của Israel, lập luận rằng việc đạt được thỏa thuận còn tốt hơn là không có gì và chiến dịch tấn công sẽ tiếp diễn sau thời gian ngừng bắn ngắn ngủi, theo 4 quan chức an ninh cấp cao giấu tên am hiểu vấn đề.

Ông Netanyahu và các lãnh đạo khác của Israel đã nhiều lần tuyên bố mục tiêu chính của chiến dịch tấn công vào Dải Gaza là tiêu diệt Hamas và giải cứu con tin. Đối với nhiều người, cả hai mục tiêu đều hướng tới một cái đích là khôi phục khả năng bảo vệ người dân của nhà nước.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, không ít người cho rằng hai mục tiêu này sẽ xung đột với nhau. Khi không ngừng tiến công vào Gaza để truy quét Hamas, quân đội Israel có nguy cơ khiến con tin thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. Nhưng nếu Tel Aviv ngừng chiến dịch, Hamas hoàn toàn có thể chớp cơ hội để củng cố lại lực lượng.

Theo thỏa thuận, lực lượng không quân Israel sẽ ngừng điều máy bay giám sát trên miền nam Gaza và đình chỉ các chuyến bay qua miền bắc trong 6 giờ mỗi ngày. Điều này sẽ cho phép Hamas điều chuyển lực lượng mà không bị đối phương phát hiện.

"Ai đang chiếm thế thượng phong trong trận chiến? Hamas", Fuad Khuffash, nhà phân tích người Palestine thân cận với Hamas, nói. "Israel rõ ràng đã thỏa hiệp với các điều kiện của nhóm".

Một số quan chức quốc phòng Israel lo ngại đánh giá trên có phần đúng. Nhưng chính quyền Israel đang bị gây sức ép dữ dội bởi phong trào biểu tình do gia đình các con tin dẫn đầu, thúc đẩy ông Netanyahu phải làm nhiều hơn nữa để cứu người thân của họ, theo Yagil Levy, chuyên gia quân sự tại Đại học Mở Israel.

Tấm ảnh gồm chân dung các con tin Israel bị Hamas bắt được treo tại Tel Aviv hôm 21/11. Ảnh: AFP

Tấm ảnh gồm chân dung các con tin Israel bị Hamas bắt được treo tại Tel Aviv hôm 21/11. Ảnh: AFP

Hàng nghìn người biểu tình gần đây đã tuần hành hơn 60 km từ thủ đô Tel Aviv tới Jerusalem, kêu gọi chính phủ giúp giải thoát các con tin. Tiến sĩ Levy nhận định Thủ tướng Netanyahu dường như đã nhận ra "việc bỏ qua vấn đề con tin sẽ góp phần làm gia tăng làn sóng biểu tình chống chính phủ".

Tuần trước, khi ông Netanyahu chuẩn bị tổ chức bỏ phiếu nội các về một dự thảo thỏa thuận ngừng bắn, Bộ trưởng Gallant cùng các đồng minh đã vận động thành công hoãn bỏ phiếu để cho phép quân đội Israel tiếp tục tấn công và kiểm soát bệnh viện Al-Shifa ở Gaza City. Tel Aviv cho rằng bệnh viện che giấu cơ sở hạ tầng quân sự của Hamas, song nhóm phủ nhận.

Tuy nhiên, gần một tuần sau, Gallant và các đồng minh đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn, phần vì họ tin rằng quyết định chiếm bệnh viện Al-Shifa lớn nhất Gaza sẽ cho phép Israel thu thập thêm thông tin tình báo về con tin mất tích, cũng như làm suy yếu thêm Hamas. Theo Gallant, điều đó đã mang lại cho Israel vị thế mạnh mẽ hơn trong các cuộc đàm phán và giúp họ đạt được một thỏa thuận tốt hơn.

Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich, người theo đường lối cực hữu, ban đầu cho biết ông không ủng hộ thỏa thuận, nhưng đã thay đổi quyết định trong cuộc họp nội các. Để lấy lòng Smotrich và những người khác, nội các của Thủ tướng Netanyahu tuyên bố "chiến dịch tấn công Dải Gaza sẽ tiếp tục" sau khi lệnh ngừng bắn kết thúc.

Yakov Peri, cựu lãnh đạo Shin Bet, cơ quan an ninh nội bộ của Israel, cho biết Tel Aviv buộc phải chấp nhận thỏa thuận.

"Mọi con tin đều muốn trở về nhà, chúng ta không thể từ chối ước nguyện đó", Peri nói, thêm rằng điều này đã mang lại một quân át chủ bài cho Hamas trong các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, Peri lo ngại trong thỏa thuận này, "khả năng xảy ra rủi ro là rất cao". Ngay cả một sự cố nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho lệnh ngừng bắn.

Nhưng bất chấp chính phủ tuyên bố vẫn sẽ tấn công Hamas sau lệnh ngừng bắn, ông không chắc điều đó sẽ xảy ra. "Khi bạn dừng một cuộc chiến, rất khó để phục hồi động lực cho nó", ông nói.

Vũ Hoàng(Theo Al Jazeera)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap