Trung Quốc đang trở thành "điểm bùng nổ" của xe điện thế giới,điệnTrungQuốckhôngngạiràocảnquyếtthâmnhậpthịtrườngViệ888b khi nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này ngày càng lớn và đang có xu hướng tăng nhanh. Đáng chú ý, với lợi thế "sân nhà", thời gian qua nhiều thương hiệu ô tô của nước này cũng phát triển nhanh chóng. Không chỉ vượt mặt hãng xe "đình đám" Tesla để làm chủ thị trường trong nước; các đại diện xe điện Trung Quốc còn không ngại mở rộng thị phần tại những thị trường nước ngoài, với tham vọng trở thành "ngọn cờ đầu" trong ngành ô tô điện.
Tại Việt Nam, "xúc tua" của xe điện Trung Quốc cũng đã bắt đầu vươn tới. Chỉ trong vòng nửa đầu năm 2023, lần lượt những "ông lớn" như SGMW, Chery hay BYD… đã có mặt tại "dải đất hình chữ S".
Chery hoàn tất kế hoạch phân phối 2 thương hiệu con, gồm Omoda và Jaecoo. Trong đó, bên cạnh những dòng xe sử dụng động cơ đốt trong, tập đoàn sản xuất và xuất khẩu ô tô lớn nhất Trung Quốc này đã dự kiến đưa vào Việt Nam dải sản phẩm xe điện của Omoda, trước mắt là E5. Trong khi, BYD thậm chí đã rục rịch xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại miền Bắc và sẵn sàng cho kế hoạch "dài hơi" hơn tại một trong những thị trường được hãng này đánh giá là tiềm năng nhất ở Đông Nam Á.
Mặc dù vậy, Chery và BYD chưa phải hai cái tên quyết tâm nhất. Bởi một ông lớn khác của ô tô Trung Quốc là SGMW - liên doanh General Motors (GM) - (SAIC - WULING) còn mạnh tay hơn. Từ cuối tháng 6.2023, liên doanh ô tô của miền nam Trung Quốc đã trình làng mẫu xe điện giá rẻ Wuling Hongguang MiniEV tại Việt Nam. Hai tháng sau đó, liên doanh này cùng đối tác TMT Motors chính thức bàn giao những chiếc xe điện đầu tiên cho khách Việt.
Không chỉ nhanh chân trong việc phân phối sản phẩm, SGMW cũng không ngại đầu tư mở rộng hệ thống phân phối với số lượng đại lý ngày càng tăng và đã trải đều trên cả nước. Với đại lý mới nhất vừa khai trương tại phường Thới An, quận 12 (TP.HCM), tính đến thời điểm hiện tại, SGMW và TMT Motors đã sở hữu tổng cộng 21 đại lý ủy quyền, dành riêng phục vụ khách hàng của thương hiệu Wuling.
Không chỉ vậy, liên doanh ô tô Trung Quốc cũng đã lên sẵn kế hoạch xây dựng nhà máy tại Việt Nam để sản xuất mẫu ô tô điện cỡ nhỏ này, đáp ứng mục tiêu chiếm lĩnh và "phủ sóng" ở phân khúc ô tô điện giá rẻ cỡ nhỏ trong thời gian tới.
Theo nhiều chuyên gia, xe điện sớm muộn cũng sẽ trở thành xu thế tại Việt Nam. Tuy nhiên, tương lai xe điện có thể chưa thể hiện thực hóa trong "một sớm, một chiều". Bởi lẽ, khác với Trung Quốc hay nhiều thị trường lớn như Mỹ hay châu Âu, xe điện hay ô tô điện nói riêng hiện tại vẫn đang gặp khá nhiều thách thức tại Việt Nam. Trong đó, cơ sở hạ tầng (cụ thể là hệ thống điện và trạm sạc) và thị hiếu, tâm lý của khách hàng đang là những rào cản lớn nhất.
Mặc dù vậy, với những động thái khá quyết liệt trong thời gian qua, có vẻ như nhiều hãng xe điện Trung Quốc không ngại "khó" và vẫn cho thấy quyết tâm đánh mạnh vào thị trường "hàng xóm" đầy tiềm năng.
Trên thực tế, những kết quả khởi sắc của Wuling Hongguang MiniEV sau vài tháng có mặt trên thị trường cũng đang chứng minh kế hoạch của SGMW và các thương hiệu xe điện Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở. Bởi, việc xây dựng thương và đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối từ bây giờ sẽ giúp những "ông lớn" của ngành ô tô điện Trung Quốc có được "bệ phóng", sẵn sàng đón đầu làn sóng lớn chuyển dịch sang xe điện tại Việt Nam, được dự báo sẽ diễn ra trong thập kỷ tới.